Pha cà phê

Thợ đào giếng: Mưu sinh chốn… “âm phủ”

Gia Lai là một trong nhưng nơi trồng nhiều cà phê nhất cả nước, khi mùa khô tới lượng nước lại thiếu trầm trọng, để khắc phục người dân ở đây chọn biện pháp là đào giếng để lấy nước tưới. Vì thế, vào mùa này thợ đào giếng rất… đắt sô.

Một chiếc giếng sâu từ 25-30m, nhưng chỉ được làm hoàn toàn thủ công, với dụng cụ chỉ là xà beng, cuốc, xẻng và một bộ tời quay tay. Mỗi tổ đào giếng từ 5-7 người, có hai thợ chính thay nhau ở dưới đào đất, những người còn lại dùng tời quay lấy đất từ dưới giếng lên. Đồ bảo hộ là những manh áo vải, có người may mắn thì có được chiếc mũ bảo hiểm của công nhân xây dựng.

đào giếng tưới cà phê
Ba thợ đào giếng đang quay tời đất.

Anh Nguyễn Văn Hùng (35 tuổi) cho biết: “Nghề đào giếng này cực nhọc, vất vả lắm, cứ mỗi lần đu dây từ dưới giếng lên tôi cứ nghĩ quẩn chẳng may đứt dây rơi xuống thì chỉ có mất mạng, nghề này không giành cho người hậu đậu, yếu tim”.

Được biết tiền công cho mỗi m đất từ 600.000 đồng đến1,5 triệu đồng tùy theo từng loại giếng, mỗi ngày đào được 2-3 mét. Ông Trương Thôi (52 tuổi) là thợ cả của một nhóm mới từ dưới đất chui lên tâm sự: “Với hơn hai mươi năm kinh nghiệm đào giếng như tôi mà còn lạnh sống lưng mỗi lần xuống giếng, lỡ mà gặp bom mìn, hay đất đá rơi vào đầu thì không biết thế nào. Nhất là khi xuống giếng cũ, tôi phải đem theo bình ôxy để thở chứ nguy hiểm lắm”.

Thợ đào giếng
Bác thợ cả Trương Thôi “từ dưới đất chui lên”.

Năm 2007 tại xã An Phú (thành phố Pleiku) xảy ra vụ tai nạn thương tâm làm 6 người thiệt mạng và hai người khác phải vào viện cấp cứu vì bị ngạt khí metan dưới giếng. Nhưng trong vòng xoáy mưu sinh thì những thợ đào giếng vẫn đang từng ngày bất chấp nguy hiểm để mò xuống “âm phủ”… kiếm cơm. Anh Hùng tâm sự : “Cái nghề làm việc trần gian, ăn cơm âm phủ này mình cũng sợ lắm chứ, nhưng vì không có đất canh tác, mình phải đi làm kiếm tiềm mua được mảnh đất rồi mới chuyển nghề được”.


Pha cà phê khác

Zalo
favebook
088.683.1033 090.416.6161